Gần đây Binance vừa có động thái đáng chú ý là list đồng LQTY (Liquity). Bởi vì dự này có liên quan đến stablecoin phi tập trung nên điều này khiến cộng đồng đang đồn đoán liệu đây có phải là trend mới trong tương lai.
Vì thế trong bài viết BanDoCoin sẽ giới thiệu cho anh em về stablecoin phi tập trung và phân tích tiềm năng cũng như rủi ro của loại stablecoin này nhé.
Stablecoin phi tập trung là gì?
Stablecoin phi tập trung là một loại stablecoin được điều hành tự động on-chain bởi các smart contract.
Bình thường, stablecoin tập trung được giám sát, thế chấp bởi các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thứ ba và được giám sát bởi các cơ quan quản lý tài chính. Tether (USDT) và USD Coin (USDC) là các ví dụ phổ biến của stablecoin tập trung.
Khác với các stablecoin truyền thống, stablecoin phi tập trung không được quản lý hoặc kiểm soát bởi một bên thứ ba nào, mà thay vào đó được điều hành bởi các smart contract trên blockchain.
Đồng thời một đặc điểm khác của stablecoin phi tập trung là nó thường được bảo chứng bởi tài sản crypto hơn là các tài sản truyền thống như tiền mặt, trái phiếu, hàng hoá…
Stablecoin phi tập trung hoạt động như thế nào?
Các stablecoin phi tập trung sử dụng các thuật toán và các smart contract để duy trì giá trị ổn định của nó. Với các stablecoin thông thường, việc này thường được thực hiện bởi các tổ chức tập trung.
Ví dụ nếu giá của stablecoin bắt đầu dao động lên hoặc xuống so với giá trị của tài sản nó được định giá, thì nguồn cung của stablecoin có thể được điều chỉnh tự động bởi smart contract để đưa giá trị trở lại ban đầu.
4 loại stablecoin phi tập trung nổi bật
Có 4 loại stablecoin phi tập trung nổi bật nhất hiện tại đó là:
Stablecoin được bảo chứng bằng khoản thế chấp vượt mức (Overcollaterized Stablecoins)
Như tên đã nói, những đồng Stablecoin loại này thường được thế chấp bởi khoản tiền có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị lượng stablecoin được mint ra. Ví dụ như muốn mint $1 USD Stablecoin thì phải thế chấp $2 USD.
Những stablecoin tiêu biểu của loại này là: DAI, MIM…
Stablecoin thuật toán (Algorithmic Stablecoin)
Thông thường stablecoin thuật toán giữ giá trị bằng cách tự động tăng giảm nguồn cung thông qua mint và đốt liên tục các token thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản thế chấp.
Những stablecoin tiêu biểu của loại này là: USDD…
Bạn có thể tìm hiểu sâu về loại Stablecoin thuật toán này tại bài viết: Algorithmic Stablecoin là gì? Đồng tiền ổn định quan trọng như thế nào?
Stablecoin bán thuật toán (Fractional Algorithmic Stablecoin)
Stablecoin loại này có thể được xem là lai giữa stablecoin thuật toán và stablecoin bảo chứng bằng thế chấp.
Cụ thể Stablecoin bán thuật toán có thể được mint bằng cách thế chấp một khoản tiền và đồng thời được giữ giá bởi mô hình của Stablecoin thuật toán.
Những stablecoin tiêu biểu của loại này là: FRAX, LUSD…
Stablecoin không neo giá (Non-pegged Stablecoin)
Khác với những stablecoin đã nói, Stablecoin loại này không cố gắng duy trì giá trị ở mức 1 USD, mà thay vào đó giá sẽ được quyết định bởi mô hình cung cầu riêng của dự án.
Do nhiều lý do mà hiện tại mô hình này vẫn chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi.
Những stablecoin tiêu biểu của loại này là: RAI…
Bài viết liên quan: Proof-of-work là gì?
Tiềm năng của stablecoin phi tập trung
Với việc gần đây Paxos bị SEC kiện khiến cho stablecoin BUSD không thể được mint ra nữa, người dùng Crypto đang dần mất niềm tin với các đồng stablecoin tập trung vì tổ chức đứng sau nó có thể gặp vấn đề bất cứ lúc nào.
Vì thế, nhiều người đang chú ý đến những dự án stablecoin đang phát triển theo hướng phi tập trung vì tính minh bạch cũng như độ bảo mật cao của nó. Điều này giúp stablecoin phi tập trung có tiền đề để phát triển mạnh mẽ cũng như tạo trend sau này.
Tuy nhiên theo mình stablecoin phi tập trung chưa thể tạo được một trend lớn. Một phần vì câu chuyện của trend này vẫn chưa rõ ràng và stablecoin phi tập trung còn có khá nhiều vấn đề cần giải quyết.
Vấn đề của stablecoin phi tập trung
Tuy nhiên, stablecoin phi tập trung không phải là không có điểm yếu. Hiện tại nhiều người dùng cũng đang lo ngại về những vấn đề sau:
Không bền vững
Vấn đề đầu tiên của stablecoin phi tập trung là tính bền vững của nó.
Trong lịch sử việc stablecoin phi tập trung bị mất giá hoặc thậm chí sụp đổ đã không còn quá xa lạ với anh em. Điển hình nhất của việc này là “thảm hoạ” sụp đổ của UST-LUNA khiến cho thị trường crypto “bay hơi” gần 50 tỷ đô và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt stablecoin phi tập trung khác.
Vì thế sự không bền vững vẫn là vấn đề nhức nhối khi nhắc đến stablecoin phi tập trung.
Nguy cơ lừa đảo hoặc bị hack
Vấn đề tiếp theo của stablecoin phi tập trung là nguy cơ bị hacker tấn công hoặc thậm chí bị chính dự án lừa đảo, rút tiền của người dùng.
Trong lịch sử đã có nhiều dự án stablecoin phi tập trung (như Acala USD, BeanStalk và Easily Finance) sụp đổ với lý do bị hack hoặc do đội ngũ đã dùng vỏ bọc bị tấn công để rút tiền của người dùng.
Tuổi thọ ngắn
Với việc chưa được nhiều người chú ý cũng như vấn đề trong mô hình hoạt động, nhiều dự án stablecoin phi tập trung đã sụp đổ khi vừa ra mắt được vài tháng.
Điển hình nhất là stablecoin USN do NEAR phát hành. Đồng stablecoin này đã bị “khai tử” chỉ sau nửa năm ra mắt vì nhiều lý do khác nhau.
Điểm tên những stablecoin phi tập trung nổi bật
DAI của MakerDAO
Khác với USDT và USDC, DAI Stablecoin (DAI) là một stablecoin được neo vào các loại tiền điện tử khác. Do các tài sản được DAI bảo chứng có tính biến động cao nên đồng stablecoin này cũng phải duy trì tỷ lệ thế chấp 150%. Nghĩa là $1.5 tiền mã hoá được đổi sang 1 DAI.
Mô hình hoạt động của DAI:
- Đổi tiền mã hoá qua DAI:
- Người dùng thế chấp tài sản mã hoá vào hệ thống MakerDAO bằng cách mở một vault CDP (collateralized debt positions – vị thế thế chấp vay nợ) rồi gửi vào đó.
- Khi thế chấp xong thì số tiền đấy sẽ bị khoá và người dùng sẽ vay số DAI tương ứng.
- Đổi DAI ra tiền mã hoá:
- Người dùng nếu muốn nhận lại tài sản đã thế chấp thì phải trả số DAI đã vay cùng với một phần phí ổn định (Stability Fee) được tính dựa vào thời gian đã vay từ hệ thống.
- Hệ thống sẽ trả lại CDP của người dùng đã yêu cầu lập ban đầu, đồng thời mở tài sản thế chấp của họ. Lúc này, họ có toàn quyền kiểm soát CDP, có thể rút tất cả hoặc rút 1 phần tài sản thế chấp.
Khi người dùng đã vay thì số tiền thế chấp phải có giá trị lớn hơn số DAI đã vay nếu không thì khoản vay của người dùng sẽ bị thanh lý.
FRAX của Frax Finance
Stablecoin FRAX của Frax Finance hoạt động theo mô hình bán thuật toán. Cụ thể, Frax Finance sở hữu hệ thống token kép – FRAX và Frax Shares (FXS). Trong đó FRAX là một stablecoin được neo giá trị ở mức 1 USD và FXS hoạt động như một token tiện ích, được sử dụng để đúc FRAX khi giá của FRAX tăng trên 1 USD.
Tỷ lệ thế chấp và thuật toán phụ thuộc vào giá thị trường của stablecoin FRAX. Nếu FRAX được giao dịch ở mức trên 1 USD, giao thức sẽ giảm tỷ lệ tài sản thế chấp. Nếu FRAX được giao dịch ở mức dưới 1 USD, giao thức sẽ tăng tỷ lệ tài sản thế chấp.
Tỷ lệ tài sản thế chấp đối với 1 FRAX thường là 75 xu USDC và 24 xu FXS. Token FXS cũng hoạt động như một kho lưu trữ giá trị dưới thế chấp bị dư thừa. FRAX cũng có chức năng mua lại và tái thế chấp ở trong giao thức của nó, giúp tăng và duy trì giá trị neo lại của token và đồng thời đốt token FXS.
LUSD của Liquity
LUSD là stablecoin phi tập trung được phát hành bởi Liquity, được neo giá với 1 USD và được sử dụng để trả cho các khoản vay trên Liquity.
Liquity sử dụng 2 cơ chế giữ giá chính dựa trên việc Arbitrage là “Cơ chế hard-peg” và “Cơ chế soft-peg”.
Với cơ chế hard-peg, khi giá trị của 1 LUSD đi xuống dưới 1 USD trừ đi khoản phí để quy đổi , người dùng có thể mua LUSD rồi quy đổi sang ETH và thu về lợi nhuận.
VD: 1 LUSD tụt xuống $0.95, người dùng sử dụng $95 dạng ETH để mua về 100 LUSD rồi tiếp tục quy đổi trên Liquity và nhận được ~$100 dưới dạng ETH. Vậy là người dùng sẽ lời tổng $5 sau khi trừ đi phí quy đổi. Ngoài ra, lượng LUSD được quy đổi sẽ bị đốt khỏi Stability Pool khiến tổng cung của stablecoin tụt giảm và tạo hiệu ứng tích cực tới giá của LUSD.
Còn với cơ chế soft-peg, Khi giá LUSD cao hơn $1, việc vay LUSD sẽ trở nên hấp dẫn hơn (vì người dùng sẽ cho rằng khi mình trả nợ, LUSD sẽ ổn định lại giá và chỉ cần trả ở mức $1 hoặc thấp hơn). Việc vay nhiều khiến tổng cung LUSD tăng lên và về lâu dài sẽ khiến giá trị của LUSD giảm xuống và ngược lại.
Destablecoin HAY của Helio Protocol
Destablecoin HAY (token: $HAY) là stablecoin phi tập trung của dự án Helio Protocol. Gần tương tự với LUSD, $HAY được neo giá ở mức 1 USD và gắn liền với hoạt động cho vay của nền tảng.
Để mint $HAY, người dùng sẽ phải thế chấp vượt mức một khoản BNB nhất định. Đồng thời nguồn cung của HAY sẽ luôn duy trì ở mức ~5% tổng vốn hóa thị trường của BNB để tránh lạm phát.
Cụ thể đồng $HAY duy trì mức peg 1 USD theo cách như sau:
Khi $HAY > $1, nguồn cung $HAY phải tăng để giảm giá trị $HAY xuống $1:
- Người đi vay được khuyến khích vay thêm $HAY để cung thị trường $HAY tăng lên.
- Helio thu hút người dùng vay $HAY bằng cách giảm lãi suất khoản vay cho người dùng.
Khi $ HAY < $1, nguồn cung $HAY phải giảm để tăng giá trị $HAY lên $1:
- Người vay sẽ cần mua thêm $HAY từ thị trường để trả nợ.
- Để giảm nhu cầu vốn vay, Helio sẽ tăng lãi suất vay để nhu cầu vay $HAY giảm xuống
Lời kết
BanDoCoin đã cùng anh em trả lời câu hỏi stablecoin phi tập trung là gì. Anh em hãy cùng tìm hiểu và đánh giá để có những quyết định đầu tư sáng suốt nhất, chúc anh em may mắn!!!
Anh em tham gia các kênh thông tin của chúng mình để thảo luận và bắt kịp những diễn biến mới nhất của thị trường nhé: