Nhiều anh em chắc hẳn đã nghe đến cái tên “SEC” khi tham gia vào thị trường tiền điện tử. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm được những cấu trúc và ảnh hưởng của những cơ quan này đối với thị trường tài chính nói chung.
Trong bài viết này, cũng Bandocoin tìm hiểu xem nhé!
SEC là gì?
SEC (Securities and Exchange Commission) hay Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ là cơ quan liên bang thực thi luật lệ chứng khoán của Hoa Kỳ. Cơ quan này được thành lập từ năm 1934, sau cuộc Đại suy thoái vào năm 1929.
Chủ tịch của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ hiện đang được nắm giữ bởi ông Gary Gensler, một cái tên đã gây rất nhiều sóng gió lên thị trường hiện nay.
Ngày nay, mục tiêu chính của SEC là thiết lập các quy tắc đăng ký chứng khoán và giám sát việc thực hiện của họ, bảo vệ quyền của nhà đầu tư và hỗ trợ họ.
Nhiệm vụ của SEC
SEC đóng vai trò là một trong những cơ quan trung ương của Chính phủ Hoa Kỳ, là một trong 4 cơ quan tài chính lớn nhất và có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường tài chính truyền thống (chứng khoán) cũng như dần có nhiều tác động lớn tới những quyết định trong thị trường tài chính phi tập trung.
Do sự ảnh hưởng to lớn của thị trường tài chính Hoa Kỳ, là một trong những thị trường kinh tế hàng đầu thế giới, nên các trader trên khắp thế giới quan tâm đặc biệt đến các cơ quan quản lý liên quan đến nó. Điển hinh như vụ kiện của SEC với sàn giao dịch Binance đã khiến toàn thị trường crypto chao đảo.
Các mục tiêu chính mà SEC hướng đến bao gồm:
- Theo dõi tuân thủ các luật pháp liên bang liên quan đến thị trường.
- Bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, bao gồm cả việc phòng ngừa lừa đảo, đảm bảo các sản phẩm chứng đều được vận hành một cách minh bạch và an toàn với nhà đầu tư.
- Giám sát tình hình thị trường chứng khoán và thiết lập khung pháp lý cho quá trình đăng ký.
- Hỗ trợ đối với các thị trường để đảm bảo quy định và vận hành hiệu quả.
- Hỗ trợ phát triển thị trường tài chính phê duyệt những chứng khoán, trái phiếu mới phát hành.
- Kiểm soát thông tin được công ty cung cấp cho nhà đầu tư của họ.
- Giám sát hoạt động mua lại công ty trong lãnh thổ Hoa Kỳ.
- Giám sát các cơ quan quản lý tư nhân và tuân thủ tiêu chuẩn pháp lý và kiểm toán tài chính.
Cấu trúc của SEC
SEC được tổ chức với 5 phòng ban:
- Phòng quản lý đầu tư: quy định và giám sát về quỹ đầu tư và cố vấn đầu tư.
- Tổ chức Giám sát Tài chính Doanh nghiệp đảm bảo việc giám sát và xem xét báo cáo từ các tổ chức phát hành.
- Bộ phận Giao dịch Thị trường kiểm soát các tham gia thương mại tự do.
- Bộ phận Pháp lý tiến hành các cuộc điều tra về các vi phạm khác nhau.
- Tổ chức Phân tích nghiên cứu về rủi ro, chiến lược thị trường và đổi mới.
Tác động của SEC đối với nền kinh tế tiền điện tử
Dù quyền hạn của cơ quan này chỉ nằm ở Hoa Kỳ, nhưng việc Hoa Kỳ vẫn đang là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất trên thế giới hiện nay thì mọi quyết định liên quan tới thị trường tài chính nội địa đều có sức ảnh hưởng cực lớn tới nền kinh tế toàn cầu.
Trong đó, các cơ quan chuyên về lĩnh vực tiền điện tử cũng chịu sự giám sát trực tiếp bởi SEC mới được cấp phép quyền hoạt động ở Hoa Kỳ.
Ông Gensler cho rằng thị trường tiền điện tử mang đến nhiều rủi ro. Hiện tại, ông chỉ công nhận Bitcoin là một loại hàng hóa (Commodity) chứ không phải là chứng khoán. Ông cũng tin rằng ngành công nghiệp tiền điện tử cần tuân thủ các quy định đã được đề ra và công ty phải nộp tất cả các hoạt động của mình cho SEC. Ví dụ, việc phát hành token, ICO, tham gia giao dịch trên sàn đều cần chịu sự quản lý chắt chẽ.
Với “danh nghĩa” bảo vệ nhà đầu tư, SEC với sự nắm quyền của chủ tịch Gary Gensler đã có nhiều quyết định bất lợi với ngành tài chính phi tập trung. Điển hình như 2 vụ kiện liên tiếp với 2 sàn CEX lớn hàng đầu là Binance và Coinbase cùng với cáo buộc hàng loạt token là “chứng khoán không thông qua đăng ký”. Cơ quan còn cho rằng Coinbase đã kiếm hàng tỷ đô la bất hợp pháp từ việc tổ chức giao dịch các đồng coin nằm trong danh sách chứng khoán. Những thông tin này dấy lên nhiều tâm lý lo sợ của người dùng, dẫn tới giá hàng loạt token sụt giảm nghiêm trọng, trong đó có cả Bitcoin.
Đọc thêm: Binance và CZ bị SEC kiện vì vi phạm luật chứng khoán
Đọc thêm: SEC kiện Coinbase vì vi phạm luật chứng khoán
Đầu năm 2023 cũng chứng kiến một vụ kiện của SEC với đơn vị phát hành BUSD PAXOS vì cho rằng đồng stablecoin này là chứng khoán chưa được đăng ký. Với thông tin này, giá đồng stablecoin BUSD bị depeg rất sâu và phải mất vài ngày sau mới hồi phục được về peg cũ.
Trước đó vào cuối năm 2020, SEC cũng tuyên bố kiện Ripple, công ty đang quản lý token XRP, cáo buộc cho biết Ripple đã huy động hơn 1.2 tỷ đô la từ năm 2013 thông qua việc bán chứng khoán (XRP) không có giấy phép.
Ngoài ra, vì cũng nắm vai trò kiểm soát thị trường tài chính, SEC cũng đang dần dòm ngó tới thị trường Stablecoin (USDT và USDC) và DeFi và yêu cầu các cơ quan liên quan tuân thủ quy định được đề ra bởi ủy ban này.
Đọc thêm: Stablecoin và DeFi có thể là “nạn nhân” tiếp theo của SEC
Tổng kết
Qua bài viết này, anh em sẽ có được những thông tin mới nhất về tổ chức này từ cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành và tác động tới thị trường tài chính phi tập trung ra sao.
Dưới thời Gary Gensler, thị trường crypto luôn phải hứng chịu những quyết định phần nào “bất công” đến từ SEC do những quan điểm không mấy tích cực của tổng thống đương nhiệm Joe Biden.
Vì vậy, các nhà đầu tư cần tỏ ra thận trọng hơn trong thời buổi khó khăn hiện tại.